CDD là quá trình khảo sát và đánh giá thị trường. Từ đó xác định vị thế cạnh tranh và triển vọng của doanh nghiệp mục tiêu. Các kết quả của quá trình này có thể giúp nhà đầu tư nói riêng. Và tất cả các bên tham gia nói chung nắm được tình hình của đối tác trong cùng một thương vụ M&A. Vậy, cụ thể có những thông tin nào cần phân tích trước Commercial Due Diligence (CDD)?
CDD là quá trình khảo sát, đánh giá thị trường, từ đó xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mục tiêu
1. Quy trình thực hiện Commercial Due Diligence (CDD)
Để có được một bản phân tích đầy đủ và chính xác. Quá trình CDD phải trải qua 5 bước rà soát chính:
Bước 1: Tham khảo nội dung những thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp mục tiêu.
Bước 2: Xây dựng quan hệ với doanh nghiệp mục tiêu
- Học hỏi kinh nghiệm
- Đưa ra đánh giá
- Liên hệ
- Xây dựng mối quan hệ
Bước 3: Nghiên cứu chuyên sâu về doanh nghiệp
- Nghiên cứu tài liệu về doanh nghiệp đối tác
- Lấy ý kiến từ các chuyên gia trong ngành
Bước 4: Kết hợp thông tin thị trường và kết quả phỏng vấn
Bước 5: Báo cáo phân tích
- Đưa ra báo cáo phân tích
- Đề ra các hoạt động phát triển của doanh nghiệp
Quy trình CDD thường phải trải qua 5 bước
2. Những thông tin cần phân tích trước Commercial Due Diligence (CDD)
Quá trình CDD đòi hỏi phải có sự phân tích cụ thể, rõ ràng và chi tiết. Về mọi mặt của doanh nghiệp mục tiêu. Vậy những thông tin phải phân tích là gì? Và quá trình đó được thực hiện như thế nào? Sau đây là các bước phân tích sơ lược trong một cuộc CDD tiêu chuẩn.
2.1 Phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Phân tích SWOT là mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, phân tích SWOT chính là quá trình phân tích dựa trên 4 đặc điểm: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của phía doanh nghiệp mục tiêu.
- Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực. Hoặc có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu, chiến lược đã đề ra.
- Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực. Hoặc gây khó khăn trong việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.
- Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực. Hoặc có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
- Thách thức là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực. Hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoàn thành mục tiêu.
Quá trình phân tích SWOT cung cấp cho phía nhà đầu tư những thông tin hữu ích về doanh nghiệp mục tiêu. Từ đó tạo cơ sở để phát huy những lợi thế sẵn có.
Phân tích SWOT là một yếu tố quan trọng trong CDD
2.2 Phân tích KPCs
KPCs là viết tắt của từ Key Purchase Criteria. KPCs hiểu một cách nôm na là tiêu chí mua hàng. Như vậy, KPCs chính là quá trình tìm hiểu và phân tích những tiêu chí của khách hàng. Khi họ tìm đến và lựa chọn sản phẩm của công ty.
Những tiêu chí đó thường rất đa dạng và phong phú, thể hiện sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp về mọi mặt: từ giá thành đến chất lượng, hiệu năng, thiết kế mẫu mã, danh tiếng thương hiệu của sản phẩm…
Từ những phân tích đó, CDD sẽ phân khách hàng thành từng nhóm nhỏ, sau đó đưa ra những đặc điểm chung và tiêu chí của từng nhóm khách hàng khi họ tìm đến sản phẩm của công ty.
Khách hàng tìm đến và lựa chọn sản phẩm của công ty dựa trên những tiêu chí nào?
2.3 Phân tích CSFs
CSFs là từ viết tắt của Critical Success Factor, tạm dịch là yếu tố thành công chủ yếu. CSFs là những yếu tố mà 1 doanh nghiệp bắt buộc phải có để hoàn thành chiến lược đã đề ra, từ đó đạt được mục tiêu cuối cùng. Có thể nói rằng, CSFs là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Khi đã xác định được CSFs, các doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích từng yếu tố để xác định đâu là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của doanh nghiệp và phát huy tối đa hiệu quả, từ đó dự đoán khả năng đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quá trình này được gọi là phân tích CSFs.
2.4 Phân tích dự báo
Phân tích dự báo là quá trình đưa ra quan điểm về viễn cảnh và khả năng thành công của doanh nghiệp mục tiêu. Từ kết quả phân tích, CDD sẽ tiến hành đối chiếu tốc độ tăng trưởng dự báo của thị trường và tốc độ dự báo của doanh nghiệp:
- Nếu tốc độ dự báo của doanh nghiệp lớn hơn tốc độ tăng trưởng dự báo của thị trường. Doanh nghiệp giành được thị phần.
- Nếu tốc độ tăng trưởng dự báo của thị trường lớn hơn tốc độ dự báo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mất thị phần
Phân tích sự báo là một bước quan trọng trong quá trình CDD, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của giao dịch. Để có được kết quả phân tích và đánh giá chính xác nhất, quá trình CDD phải có sự nghiên cứu và tìm hiểu một cách kỹ càng, chặt chẽ, để đưa ra kết quả khả quan nhất.
Để có một bản báo cáo CDD hoàn chỉnh cần phải phân tích nhiều thông tin.
3. Mục đích của việc phân tích Commercial Due Diligence (CDD)
Nhà đầu tư cần nắm chắc thông tin của doanh nghiệp đối tác trước khi giao dịch, hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra trong giao dịch. Có không ít trường hợp, chỉ vì chưa điều tra cụ thể rõ ràng những thông tin của doanh nghiệp mục tiêu. Mà phía nhà đầu tư đã phải gánh chịu những rủi ro không đáng có.
Các bên tham gia đều muốn đảm bảo quyền lợi của mình trước mỗi vụ M&A. Và điều đó chỉ được đảm bảo khi đã tìm hiểu một cách rõ ràng những thông tin của đối tác. Và đó cũng là mục đích của quá trình CDD.
Việc phân tích CDD đóng vai trò quan trọng trong mỗi thương vụ M&A
4. Kết luận
Có thể nói rằng, việc phân tích thông tin trước CDD là một quá trình vô cùng quan trọng. Những thông tin này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Về đủ mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Do đó, một bản phân tích CDD hoàn chỉnh sẽ góp phần quan trọng dẫn đến sự thành công của giao dịch M&A.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn