Ở những bài viết trước, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quát về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Và đi sâu vào phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp. Với bài viết này, chúng ta sẽ cùng mổ xẻ nhân tố cuối cùng còn sót lại – môi trường kinh doanh bên trong doanh nghiệp. Cũng như biết được những tác động tích cực và tiêu cực của sự thay đổi những nhân tố này. Đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp bạn nhé.
Môi trường bên trong là những yếu tố thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp
1. Thế nào là môi trường bên trong của doanh nghiệp?
Môi trường bên trong của doanh nghiệp là nhân tố quyết định khả năng hoạt động và sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường. Khác với môi trường bên ngoài. Đây là những nhân tố mà doanh nghiệp có thể chủ động thay đổi hoặc điều chỉnh.
Sự thay đổi này sẽ tạo ra điểm mạnh, điểm yếu riêng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu phân tích cặn kẽ tiềm năng của chúng. Và kết hợp chúng một cách phù hợp thì môi trường bên trong sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh bền vững là thứ duy nhất giữ doanh nghiệp trụ vững trên thị trường.
Sự kết hợp hợp lý các yếu tố này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
2. Môi trường bên trong của doanh nghiệp gồm những gì
Môi trường bên trong của doanh nghiệp là một tập hợp gồm nhiều yếu tố:
2.1 Môi trường văn hóa bên trong doanh nghiệp
Giống như sứ mệnh và mục tiêu phát triển. Văn hóa doanh nghiệp là thứ phải được tạo nên từ những ngày đầu doanh nghiệp được thành lập. Đồng thời phải được khẳng định, chứng minh mình qua thời gian. Thông qua văn hóa tốt đẹp. Doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh của mình. Thu hút vốn đầu tư cũng như nguồn nhân lực tài năng.
Tuy văn hóa doanh nghiệp là yếu tố nên củng cố và khẳng định từng ngày. Nhưng sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng khiến cho yếu tố này phải thay đổi để thích nghi. Một nền văn hóa doanh nghiệp truyền thống, bộ máy tổ chức lạc hậu. Hay bọ máy lãnh đạo duy ý chí thì không thể nào khai thác. Cũng như phát huy tối đa cơ hội của môi trường và tiềm lực của người lao động.
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi tạo ra tiềm năng phát triển của những yếu tố khác
2.2 Nguồn nhân lực
Mặc dù công nghệ tiên tiến ngày càng gia tăng, máy móc dần thay thế cho người. Tuy nhiên, nguồn nhân lực vẫn là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mọi quyết định liên quan đến quá trình hoạch định, quản trị chiến lược đều do con người thực hiện; phương pháp cạnh tranh với các đối thủ hay những sự thay đổi để thích nghi với môi trường đều do con người đề xuất và quyết định.
Vì vậy, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng cần được doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Một đội ngũ lao động cần cù, tiên tiến, sáng tạo và thích nghi với thời cuộc cũng có thể là lợi thế cạnh tranh bền vững mà khó đối thủ nào có thể đánh bại.
Doanh nghiệp phải có chiến lược quản lý và tuyển dụng nhân tài
2.3 Nguồn tài chính
Mọi quyết định hay hành động của doanh nghiệp đều là sự đánh đổi về tài chính. Vì vậy, những doanh nghiệp càng có nhiều tiềm lực về tài chính. Họ sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành. Điều đó giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường.
Tiềm lực tài chính ảnh hưởng đến nhiều quyết định của doanh nghiệp
2.4 Máy móc thiết bị và công nghệ
Thay vì sử dụng nhân công sản xuất thông thường. Máy móc ngày nay – với tổng giá thành thấp hơn, lại có thể tạo ra sản lượng sản phẩm cao hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, đây là yếu tố có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Máy móc, thiết bị và công nghệ là yếu tố thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cũng như về chất lượng của sản phẩm trên thị trường. Một doanh nghiệp với hệ thống máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại. Doanh nghiệp sẽ có vị thế trên thị trường cao hơn hẳn so với những doanh nghiệp với công nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu.
Nếu đã có lợi thế ở nhân tố bên trong này, doanh nghiệp cần kết hợp với quy mô, chi phí hợp lý, chiến lược lãnh đạo sáng suốt, hiệu quả để nhanh chóng trở thành thủ lĩnh trong thị trường kinh doanh.
Máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
2.5 Hệ thống mạng lưới phân phối của doanh nghiệp
Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được xây dựng hợp lý. Sẽ đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Cần lưu ý, doanh nghiệp phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ những mắt xích nhỏ nhất trong mạng lưới này. Đồng thời mở rộng mạng lưới bằng các dịch vụ chinh phục khách hàng. Ví dụ như: thanh toán điện tử, giao hàng hỏa tốc, khách hàng thân thiết,… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chiếm được thị phần cao trên thị trường.
Doanh nghiệp nên chú tâm mở rộng kênh phân phối của mình để tiếp cận gần hơn đến khách hàng
Trên đây là những yếu tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp (môi trường nội bộ). Điểm mấu chốt khi phân tích môi trường bên trong là phải nhận diện đúng, đủ và chính xác sự có mặt của các yếu tố này trong nội bộ doanh nghiệp. Từ đó có những chiến lược, kế hoạch, mục tiêu phù hợp. Để phát huy sự kết hợp hợp lý của các yếu tố. Giúp đánh bại đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Những thay đổi phù hợp của môi trường bên trong cũng là cơ hội cho doanh nghiệp. Tránh khỏi biến động, xung đột và trụ vững trên thị trường kinh doanh.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn