Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp hay còn gọi là Merger & Acquisition (M&A). M&A là một thuật ngữ chỉ mới phổ biến khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng. Xu hướng toàn cầu hóa buộc nhiều công ty phải sử dụng mua bán và sáp nhập. Như một cách để tăng cường sự hiện diện trên phạm vi quốc tế và mở rộng thị phần ở các thị trường mới. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Dưới đây sẽ là tình hình chung của các công ty trước khi mua bán sáp nhập.
Hoạt động M&A trên toàn cầu đang vô cùng sôi nổi.
1. Mua bán sáp nhập là “xu hướng” của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa
Trong những năm trở lại đây. Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) diễn ra khá “sôi động” trên mọi lĩnh vực cả trong nước. Chỉ riêng ở Việt Nam, tổng giá trị thương vụ M&A từ 2009 đến 6 tháng đầu năm 2018 đạt 48,8 tỷ USD với hơn 4.000 giao dịch. Trong đó năm 2017, giá trị M&A đã đạt mốc kỷ lục 10,2 tỷ USD (Theo Kinhtevadubao.vn).
Điều này cho thấy đây không phải một hiện tượng ngẫu nhiên. Mà là một xu hướng trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hoá. Một số doanh nghiệp đã tìm được những lợi ích đáng kể từ sự sáp nhập.
M&A không phải một hiện tượng ngẫu nhiên mà là một xu hướng
2. Động cơ thực hiện hoạt động mua bán sáp nhập của các bên tham gia
Phân tích động cơ của các chủ thể tham gia sáp nhập, mua bán. Sẽ giúp hiểu rõ hơn bản chất của hoạt động cũng như tình hình các doanh nghiệp trước khi thực hiện M&A.
2.1 Bên sáp nhập/Bên mua:
Là các doanh nghiệp thực hiện việc mua tài sản, cổ phần, vốn hay toàn bộ doanh nghiệp.
2.2 Động cơ:
- Mở rộng hoạt động kinh doanh, thị trường
- Tận dụng và chia sẻ các nguồn lực sẵn có của bên bán: vốn, kinh nghiệm điều hành, hệ thống phân phối, khả năng quản lý.
- Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh
- Giảm một số chi phí kinh doanh: chi phí tìm kiếm khách hàng mới, chi phí mở rộng thị trường, chi phí đầu tư nguồn nhân lực mới,…
- Giảm cạnh tranh, tạo lợi thế nhờ quy mô
- Tận dụng, khai thác các dịch vụ của bên bán để phát triển sản phẩm hiện có, củng cố mối quan hệ với khách hàng.
2.3 Bên bị sáp nhập/Bên bán:
Là các doanh nghiệp thực hiện việc bán tài sản, cổ phần, vốn hay toàn bộ doanh nghiệp.
2.4 Động cơ:
- Giảm sức ép khi đối mặt cạnh tranh trên thị trường
- Thiếu vốn, không đủ tiềm lực giữ vững và phát triển kinh doanh, không có khả năng đa dạng hóa sản phẩm, mất nhân sự chủ chốt hoặc khách hàng
- Mục tiêu tìm đối tác chiến lược
- Xuất phát từ những đề nghị hấp dẫn từ bên mua
- Giảm sức ép khi đối mặt cạnh tranh trên thị trường
Các bên tham gia M&A hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Có thể thấy, M&A không chỉ đơn giản là mang đến cơ hội tài chính các cho doanh nghiệp. Nhìn xa hơn, M&A đang mở ra những cơ hội lớn về công nghệ, nhân lực, thương hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tình hình chung cho thấy, các doanh nghiệp có cổ phần lớn hoặc trung bình. Nếu muốn gia tăng thị phần, tiềm lực cạnh tranh thì không còn cách nào hiệu quả hơn là liên kết với nhau để trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh nhờ vào sự cộng lực.
3. Thông tin minh bạch, rõ ràng, đầy đủ chính là “chìa khóa” thành công cho thương vụ mua bán sáp nhập
Thực tế, việc quyết định sáp nhập mua lại không đơn thuần là phép cộng giá trị hai doanh nghiệp lại với nhau. Vì vậy, trước khi giao dịch M&A. Các chủ thể tham gia cần rõ ràng, minh bạch, đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp của mình. Không chỉ trong thời gian mua bán mà tất cả thông tin trước đó. Nếu thông tin không chính xác ngay lập tức việc định giá sẽ bị sai và gây ra tranh chấp sau này.
Điều thứ hai cần xác định là khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Điều thứ ba, sự tương thích văn hoá giữa hai doanh nghiệp không kém phần quan trọng làm ảnh hưởng đến quá trình sáp nhập, sự tương thích chiến lược.
Thông tin minh bạch là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của M&A
4. Hoạt động M&A là một phần trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp ở mỗi ngành nghề sẽ có một đặc thù kinh doanh riêng phù hợp với tiềm năng vốn có. Trước khi quyết định sẽ thực hiện việc mua bán hay sáp nhập. Ban lãnh đạo thường nghiên cứu và đưa mục tiêu về tầm nhìn phát triển. Để khi kết hợp lại sẽ có những lợi thế riêng để khai thác, bổ sung cho nhau.
Ví dụ, những doanh nghiệp vừa và nhỏ khi kết hợp với doanh nghiệp cũng có quy mô nhỏ, vừa sẽ giúp cho doanh nghiệp đó tận dụng triệt để được lợi thế của mình. Hoặc khi doanh nghiệp nhỏ bị sáp nhập hay mua lại bởi doanh nghiệp lớn hơn. Họ sẽ có cơ hội tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng lớn.
Tận dụng ưu điểm của mua bán sáp nhập để tạo ra chiến lược phát triển bền vững cho công ty
5. Kết luận
Đều xuất phát từ mục đích gia tăng giá trị. Và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp không gặp phải khó khăn nhưng cũng tham gia vào thị trường mua lại và sáp nhập. Để tìm kiếm thêm đối tác, tạo thêm sức mạnh cho mình trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.
Hoạt động M&A vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn của các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp xem xét kỹ lưỡng, tìm hiểu đầy đủ thông tin về bên mua/bán. Cũng như chuẩn bị cho mình phương hướng, kế hoạch tốt nhất. Thì sẽ nâng cao tỷ lệ thương vụ M&A sẽ diễn ra thành công, tốt đẹp.
Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!
Hotline: 091 984 4298 Email: contact@profitstation.vn