Profit Station

Tư vấn Doanh nghiệp

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • Giới thiệu
    • Thông cáo báo chí
    • Thư viện ảnh
    • Liên hệ
  • Sản phẩm & Dịch vụ
    • 1. Gọi vốn – Tìm Nhà Đầu Tư
    • 2. Mua bán Doanh nghiệp – M&A
    • 3. Tái Cấu trúc Đầu tư & Nguồn vốn
    • 4. Lập Kế hoạch Kinh doanh
    • 5. Đánh giá Sức khỏe Doanh nghiệp
    • 6. Tư vấn Quản lý
  • Góc chuyên gia
    • 1. Gọi vốn – Tìm Nhà Đầu Tư
    • 2. Mua bán Doanh nghiệp – M&A
    • 3. Tái Cấu trúc Đầu tư & Nguồn vốn
    • 4. Lập Kế hoạch Kinh doanh
    • 5. Đánh giá Sức khỏe Doanh nghiệp
    • 6. Tư vấn Quản lý
  • Nghề nghiệp

Th1 28 2021

Vai trò của Due Diligence trong gọi vốn của Startup

Đối với những người làm trong ngành kiểm toán hoặc thẩm định. Thì thuật ngữ “Due Diligence” chắc đã quá quen thuộc. Đây chính là quá trình nghiên cứu và rà soát cẩn thận. Giúp nhà đầu tư quyết định chính xác trước khi rót vốn vào một startup. Chính vì vậy, các startup cần phải lưu tâm vấn đề “Due Diligence” trong kêu gọi vốn.

Hiện nay, thực trạng thị trường đầu tư doanh nghiệp là các startup và SMEs chưa có hoạt động kế toán, tài chính và pháp lý rõ ràng. Chương trình “Shark Tank” là một ví dụ điển hình cho sự thận trọng của các shark trong khâu Due Diligence. Mùa 1 kết thúc với câu chuyện những startup tiềm năng nhận được đầu tư từ các shark. Tuy nhiên, thực tế là chỉ 7/22 startup được hứa hẹn đầu tư thật sự được rót vốn. Số còn lại thất bại là do không đáp ứng kỳ vọng của shark trong quá trình Due Diligence.

Due Diligence là một thuật ngữ kinh tế, pháp lý phổ biến. Nó có ý nghĩa là “một cuộc điều tra, thẩm định hợp lý”. Due Diligence là một cuộc khảo sát chi tiết về công ty và báo cáo tài chính của công ty đó. Được thực thực hiện trước một giao dịch thương mại như đầu tư vào một startup. Startup có được nhà đầu tư rót vốn hay không phụ thuộc rất lớn vào kết quả của quá trình điều tra, thẩm định.

Due Diligence trong gọi vốnDue Diligence đóng vai trò quan trọng trong việc gọi vốn của startups

1. Cung cấp những số liệu chính xác về hoạt động của startup khi thực hiện Due Diligence trong kêu gọi vốn

Quá trình Due Diligence bao gồm những hoạt động. Như thẩm định thương mại (CDD), thẩm định tài chính (FDD) và thẩm định pháp lý (LDD). Kết quả của những cuộc thẩm định này cung cấp cho nhà đầu tư thông tin chính xác về hoạt động của startup tiềm năng.

Quá trình thẩm định thương mại tập trung vào môi trường kinh doanh. Mà startup đang hoạt động bao gồm đánh giá đối thủ cạnh tranh, đánh giá khách hàng và những kịch bản trong xây dựng kế hoạch kinh doanh. Thẩm định CDD cần rõ ràng để cho thấy tương lai của startup. Và là cơ sở bổ sung cho FDD.

Thẩm định tài chính tập trung vào vấn đề xác minh sự minh bạch của thông tin tài chính được startup cung cấp. Quá trình này bao gồm đánh giá tài sản, thu nhập, dòng tiền, nợ phải trả, các khoản vay tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Thẩm định pháp lý nhằm rà soát lại thông tin pháp lý của startup để tránh.  Và đánh giá rủi ro pháp lý có thể phát sinh. Quá trình thẩm định pháp lý đặc biệt quan trọng đối với một startup đang gọi vốn. Không một nhà đầu tư nào chịu mạo hiểm để rót vốn vào một startup thiếu minh bạch. Do đó các lỗ hổng pháp lý có thể kéo dài thời gian thỏa thuận đầu tư giữa các bên.

Thẩm định sự minh bạch của thông tin được cung cấp

2. Định giá toàn bộ giá trị tài sản của startups 

Định giá công ty luôn là một quá trình phức tạp. Tùy theo mục đích khác nhau mà có cách định giá khác nhau. Tuy nhiên, dù chọn phương pháp định giá nào. Thì hai nhân tố định tính và định lượng đều đóng vai trò quan trọng, được chia làm ba nhóm chính:

  • Số liệu cố định: bao gồm những số liệu như lợi nhuận ròng, dòng tiền và các khoản vay nợ.
  • Số liệu không ổn định: những số liệu như doanh thu và các kế hoạch dòng tiền trong tương lai.
  • Tài sản vô hình: tên thương hiệu, các sáng chế, danh tiếng nhà sáng lập, mô hình kinh doanh và cơ sở dữ liệu khách hàng.

Quá trình Due Diligence giúp định giá startup trong thời điểm hiện tại. Từ đó ảnh hưởng đến số tiền sẽ được nhà đầu tư rót vốn. Khi định giá startup qua quá trình Due Diligence. Thì phải có sự đồng ý của cả người mua và người bán ở mức giá đó. Ở trường hợp này, người mua chính là chủ đầu tư. Và điều họ quan tâm là “thoái vốn” (exit) và sự tự chủ khi thoái vốn.

Một nhà đầu tư rót vốn ban đầu vào một startup thì luôn cần khoảng 20 – 40% giá trị startup. Nếu đã gọi vốn thì nhà sáng lập sẽ cần xác định là sẽ mất khoảng ⅓ startup sau quá trình Due Diligence.

Có nhiều phương pháp định giá công ty

3. Rà soát và đánh giá những rủi ro của startup

Đối với nhà đầu tư, việc thẩm định rủi ro pháp lý của một startup là yếu tố vô cùng quan trọng. Một startup có hồ sơ không minh bạch thì không một chủ đầu tư nào dám rót vốn vào doanh nghiệp đó.

Một số tài liệu cần thiết khi thực hiện thẩm định pháp lý LDD:

  • Hồ sơ thành lập và hoạt động (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế…)
  • Hồ sơ về vốn và chủ sở hữu (Thỏa thuận góp vốn, Hợp đồng mua bán, Chứng từ giao dịch…)
  • Tài liệu về cơ cấu tổ chức và nhân sự quản lý
  • Giấy tờ về lao động (các loại hợp đồng lao động, Thỏa thuận lao động, Nội quy lao động…)
  • Hợp đồng giao dịch
  • Hồ sơ Thuế
  • Danh mục tài sản
  • Giấy tờ liên quan Ngân hàng và Tín dụng
  • Thông tin về Xử phạt, Tranh chấp và Tố tụng

Để tránh rủi ro pháp lý khi đầu tư, các điều khoản pháp lý cần được chuyên gia và luật sư có uy tín tư vấn để hoạch định luật chơi chi tiết và khoa học. Những điều khoản mà startup và nhà đầu tư cần quan tâm là: Điều khoản chống pha loãng trong đầu tư, Điều khoản sử dụng vốn, Điều khoản bảo mật thông tin và Quyền ưu tiên mua bán khi có nhà đầu tư mới.

Due Diligence trong gọi vốnThẩm định rủi ro trong quá trình Due Diligence

4. Kết luận về Due Diligence trong gọi vốn

Tóm lại, Due Diligence giúp thẩm định những rủi ro và lợi ích khi một nhà đầu tư rót vốn vào startups. Từ đó quyết định sự thành công của quá trình gọi vốn. Đây cũng lý do để các nhà khởi nghiệp quan tâm về tìm hiểu nhiều hơn về hoạt động này. 

Nếu Bạn đang quan tâm đến Due Diligence, có thể Bạn đang có nhu cầu Gọi vốn hoặc Mua bán Doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Profit Station để có được Dịch vụ Tư vấn tốt nhất!

Hotline: 091 984 4298                   Email: contact@profitstation.vn

Written by Profit Station · Categorized: Gọi vốn - Tìm Nhà Đầu Tư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thẩm định và rà soát thương mại trong Due Diligence

Thẩm định và rà soát thương mại trong Due Diligence

Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam

Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam

Các tỷ số đòn cân nợ gồm những gì?

Các tỷ số đòn cân nợ gồm những gì?

Checklist Due Diligence của Startup trước khi rà soát gồm những gì?

Checklist Due Diligence của Startup trước khi rà soát gồm những gì?

Quy trình Due Diligence trước gọi vốn dành cho Startup

Quy trình Due Diligence trước gọi vốn dành cho Startup

Startup cần chuẩn bị những gì trước Due Diligence?

Startup cần chuẩn bị những gì trước Due Diligence?

Kinh nghiệm gọi vốn thành công cho các Startup trẻ

Kinh nghiệm gọi vốn thành công cho các Startup trẻ

Tài liệu cần thiết khi thực hiện LDD (Legal Due Diligence)

Tài liệu cần thiết khi thực hiện LDD (Legal Due Diligence)

ĐIỆN THOẠI
0947 966 905
(Viber & Zalo)
VĂN PHÒNG
Tầng 3, Tòa nhà Khánh Huy,
Số 4 Đỗ Thúc Tịnh, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
EMAIL
contact@profitstation.vn

COPYRIGHT © 2024 - PROFIT STATION COMPANY LIMITED

Zalo
x
x